Trong những năm học vừa qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện An Dương đã và đang tích cực ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tế tại đại phương nhằm đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó việc ứng dụng mô hình Giáo dục STEAM ngày càng được đẩy mạnh và ứng dụng rộng rãi ở tất cả các cấp học trong toàn huyện. Đặc biệt là trong giáo dục mầm non, giáo dục STEAM mang lại nhiều lợi ích giúp trẻ phát triển toàn diện.
Đồng chí Lương Thế Quý, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện dự chuyên đề và tặng hoa chúc mừng các giáo viên tham dự chuyên đề
Thông qua hoạt động STEAM giúp trẻ chủ động, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động, trẻ có nhiều cơ hội được trao đổi thảo luận, làm việc nhóm, được trải nghiệm, khám phá,… qua đó trẻ tích lũy được những kiến thức, kinh nghiệm và hình thành các kỹ năng: giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm kiếm, thu thập thông tin, kỹ năng truy vấn, tư duy phản biện…, tạo nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đồng thời góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Các đại biểu thăm quan các hoạt động, mô hình tại trường Mầm non thị trấn An Dương
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự các hoạt động giáo dục STEAM tại trường Mầm non An Dương với các hoạt động vui chơi tại các góc chơi trong lớp và hoạt động vui chơi ngoài trời; tham quan môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học; tham khảo kế hoạch giáo dục; quan sát các sản phẩm STEAM.
Đồng chí Vương Thị Đào, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo thành phố thăm quan các hoạt động, mô hình tại trường Mầm non thị trấn An Dương
Tại Hội thảo đồng chí Vương Thị Đào, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo thành phố đánh giá cao công tác chỉ đạo, triển khai của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Dương trong việc ứng dụng giáo dục STEAM trong thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Mô hình điểm xây dựng tại trường mầm non An Dương đã mang lại hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục mầm non huyện An Dương có thêm kinh nghiệm triển khai áp dụng tại đơn vị.
Đồng chí Vương Thị Đào, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo thành phố phát biểu tại hội thảo
Thảo luận, đánh giá rút kinh nghiệm
Thông qua tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEAM trong các trường mầm non; qua đó thống nhất nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức thực hiện giáo dục STEAM trong nhà trường. Đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về việc tổ chức, quản lý, xây dựng và thực hiện dạy học theo phương pháp giáo dục STEAM góp phẩn đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay. Sau đây là một số hình ảnh tại Hội thảo:
Hoạt động EDP "Chế tạo bình lọc nước"
Hoạt động 5E "Tạo bóng từ ánh sáng"
Hoạt động ngoài trời